
Theo địa chí Đại Lộc,
Sông Vu Gia được bắt nguồn từ sự hợp lưu của 2 con sông Bung và Sông Vàng tại Hà Tân. Sông Bung còn gọi là Sông Cái bắt nguồn từ huyện Giằng, sông Vàng còn gọi là sông Con bắt nguồn từ huyện Hiên. Sông Vu Gia tại Hà Tân chảy qua phần lớn các xã trong huyện và gặp sông Thu Bồn tại Giao Thủy rồi hợp thành một dòng rồi chia làm hai nhánh bao bọc Gò Nổi, chảy qua chợ Củi ( Sài Giang), Câu Lâu xuôi về Hội An và đổ ra Cửa Đại. Về xuất xứ tên gọi thì trong văn bản “ Điền trang Vu Gia trại” có từ thời Minh Mạng chữ “
Vu”thuộc bộ thủynghĩa là
“ cong co uốn khúc”còn “
Gia” nghĩa là “
thêm vào”. Vậy
Vu Gia có nghĩa là
“thêm vào những cong co uốn khúc”. Với lý giải này dành cho sông Vu Gia thì quả không sai. Nhưng cũng một số thông tin cho rằng chữ
Vu có bộ trúc nghĩa là “
tiếng sáo”. Chữ Gia có nghĩa là “
thêm”. Như vậy
Vu Gia có nghĩa là “thêm vào tiếng sáo” vì ở vùng này cứ mỗi mùa lụt đến thì trên các bãi bồi sông Vu Gia mọc một loại cây sậy. Theo kinh nghiệm nhân gian sau lụt ai bị kiết lị thì lấy mụt măng sậy này về nấu cháo ăn sẽ hết. Loại sậy này mọc cao tầm đầu và to cỡ ngón chân cái, trẻ chăn trâu thường cắt chúng về làm sáo để thổi. Tuy nhiên, gần đây tiến sĩ ngôn ngữ học Phú Văn Hẳn người dân tộc Chăm cho biết
Vu Gia được đọc trệttừ tiếng Chăm là Vu Jaya nghĩa là Trà Bàn hoặc Đồ Bàn, Vujaya là tên của vị vua Chăm trị vìnăm 1441 có tênlà
Ma-ha-Vujaya, sau khi vùng đất này làm sính lễđể cưới công chúa Huyền Trân của nhà Trần thì người Việt mới đến đây là đặt lại tên con sông là Vu Gia.
Dù giả thuyết có khác nhau về nguồn gốc tên gọi nhưng trong tâm thức dân dân Đại Lộc, sông Vu Gia như bầu sữa mẹ nâng niu cuộc sống của người dân nơi đây. Chính dòng sông này đã tạo nên những nét văn hóa rất riêng của dân tộc Xứ Đại qua các mặt văn hóa ẩm thực, nghệ thuật và tín ngưỡng thờ cúng dân gian…
Nếu ai đã từng đến Đại Lộc ngược thuyền theo dòng Vu Gia lên thượng nguồn vào những đêm trăng rằm sẽ thấy hết được cái đẹp của cảnh sông nước và mảnh đất nơi đây, lại được nghe những câu hát hò khoan mộc mạc nhưng đượm tình. Người ta nói chính sông nước Đại Lôc đã nuôi dưỡng những làn điệu hòa khoan ấy khiến nó thêm êm ả, mượt mà.
Tôi yêu quê tôi, do đó, Vu Gia như một lời mời gọi, một lời nhắc nhở thân thương của người con Đại Lộc muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Hợp tác xã Vu Gia ra đời như vậy đấy.
Về Vu Gia một buổi chiều nắng hạ
Ta soi mình trong nước ngắm cá bơi
Ngắm mãi mê nên đò ngang lỡ chuyến
Con sóng chao nghiêng, con sóng bời bời